Các thành tố quan trọng trong thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng đại học

Nguồn: https://www.uef.edu.vn/newsimg/pqlkh/TongquanveDB&KDCLGD.pdf

I. Đặt vấn đề

Chúng ta có thể giả thuyết rằng đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng phụ thuộc vào cách một hệ thống được sắp xếp, vào sự đầy đủ các nguồn nhân lực và tài chính, vào cách các đánh giá trong và ngoài được tổ chức. Nó cũng phụ thuộc vào sứ mạng của một hệ thống giáo dục đại học, và các mục đích cũng như mục tiêu chuyên môn (Freeman, 1994; Lim, 2001). Đảm bảo chất lượng xem xét đầu vào, quá trình và đầu ra (Barnett, 1987; Church, 1988). Theo Annesley, King, và Harte (1994), để đảm bảo rằng kết quả của một hệ thống giáo dục đạt được chất lượng mong muốn, một hệ thống đảm bảo chất lượng phải quan tâm đến các quá trình các hoạt động giảng dạy sau đây: thiết kế và nội dung của các môn học; chuyển tải và đánh giá; đánh giá, giám sát và xem xét, quản lý nói chung.
Theo Freeman (1994), có ba bước cơ bản trong việc thành lập một hệ thống đảm bảo chất lượng: thiết lập sứ mạng của nhà trường, thiết kế các phương pháp, và lập các chuẩn mực.
Một đặc điểm quan trọng khác của đảm bảo chất lượng được Frazer (1992) xác định, cho rằng có bốn thành phần chính trong một hệ thống đảm bảo chất lượng. Thứ nhất, tất cả mọi người trong hệ thống phải có trách nhiệm duy trì chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà tổ chức làm ra. Thứ hai, tất cả mọi người phải có trách nhiệm củng cố chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ đó. Thứ ba, tất cả mọi người ‘hiểu, sử dụng, và cảm thấy mình là người làm chủ hệ thống đang hoạt động đúng hướng nhằm duy trì và củng cố chất lượng. Thứ tư, những người hưởng lợi (người quản lý hay khách hàng) cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống và có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ.
Lim (2001) đề nghị rằng cần có nhiều bước chi tiết trong cách tiếp cận việc thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng. Các bước đó là:
- xác định sứ mạng hay mục đích của các trường đại học;
- xác định các chức năng mà các trường đại học thực hiện, và tầm quan trọng tương ứng trong việc thực hiện sứ mạng;
- xác định các mục tiêu của mỗi chức năng và đặt ra các chỉ số thực hiện định tính và định lượng của chúng;
- thành lập một hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng, và các quá trình quản lý nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu này có thể đạt được và
- thành lập một hệ thống kiểm định chất lượng nhằm đánh giá việc các trường đại học thực hiện các chức năng và xác định các lĩnh vực nơi cần có sự cải tiến.
- Các đề nghị có liên quan đến việc làm thế nào thành lập một hệ thống đảm bảo chất lượng nói chung thường tập trung vào việc có được các đánh giá trong và đánh giá ngoài. Điều này cho thấy tầm quan trọng của đánh giá trong và ngoài trong đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Freeman (1994), Peters (1977) cho thấy rằng yếu tố quyết định duy nhất của chất lượng trong một trường đại học là từ bên trong của chính trường đó. Nó được quyết định bởi chất lượng quản lý, và năng lực của các nhà lãnh đạo và quản lý. Cũng rất quan trọng khi những người có trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định về mục đích, mục tiêu của trường phát triển được các đặc điểm chung trong kiểm soát chất lượng trong toàn bộ các hoạt động của nhà trường. Một khi các quy định về kiểm soát chất lượng đã được nhà trường áp dụng, đánh giá đồng nghiệp và đánh giá ngoài cần phải được củng cố và giúp các trường tập trung vào việc phát huy các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu của mình.

II. Các mô hình đảm bảo chất lượng

2.1. Kiểm soát chất lượng (Quality Control)